Social Icons

Featured Posts

Powered by Blogger.

Sống chung đồng giới: Không gây hại

Friday, July 20, 2012

Về hệ quả pháp lý, việc công nhận sống chung đồng giới liệu có gây ra hệ quả xấu cho xã hội? Chúng tôi đã trao đổi ý kiến với một số chuyên gia pháp luật, có người ủng hộ, có người không đồng tình nhưng hầu hết đều không chỉ ra nguy hại nào về pháp lý nếu cho phép sống chung. Nhiều người viện dẫn sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp nhưng có lập luận cho rằng trách nhiệm nhà nước là phải quản lý, không thể khó làm thì cấm.

Cho phép là trái tự nhiên

Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng số lượng người đồng tính đang ngày một nhiều hơn và một bộ phận đang có nhu cầu về tình cảm đồng giới. Có thể nói đây là một hiện tượng của xã hội hiện đại. Nhà nước cần phải có thái độ rõ ràng trong chuyện cấm hay cho phép người đồng giới kết hôn bởi nó nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mà pháp luật chưa dự phòng. Trong hôn nhân đồng tính, có người thì thích nhận con nuôi nhưng có người chỉ thích con của chính mình nên sẽ phát sinh việc thụ tinh nhân tạo, đẻ thuê... Bên cạnh đó, người đồng tính không có đời sống chung ổn định, hay thay đổi người bạn của mình. Như vậy, nếu cho phép người đồng tính được kết hôn thì sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về mặt x� � hội cũng như trật tự quản lý hành chính nhà nước.

"Tôi cho rằng quan hệ đồng giới là quan hệ trái tự nhiên, nó không phải là một hiện tượng phổ biến có tính chất bền vững. Nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, đến sự phát triển bình thường, thuận theo tự nhiên của giới trẻ cũng như tránh các tình huống pháp lý phức tạp có thể nảy sinh, tôi đề nghị giữ nguyên quan điểm như trước nay, không cho phép kết hôn đồng giới" - ông Tâm bày tỏ.

Sự thông cảm của xã hội với người đồng tính đang được cải thiện. (Ảnh: Một buổi tọa đàm về đề tài người đồng tính)

Nên cho phép vì sự tiến bộ

Ở quan điểm ngược lại, TS Nguyễn Văn Tiến, Trưởng bộ môn Luật Hôn nhân và Gia đình, ĐH Luật TP.HCM, cho rằng nên công nhận việc kết hôn đồng giới. Bởi, luật xuất phát từ thực tiễn, là công cụ điều chỉnh, quản lý xã hội. Tuy việc kết hôn đồng giới chỉ là cá biệt nhưng thực tế đã phát sinh và hiện họ đang có nhu cầu được chung sống và được pháp luật thừa nhận. Nhiều ý kiến suy đoán, thừa nhận hôn nhân đồ ng giớ i sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy xấu nhưng nếu không công nhận và quy định cụ thể thì khi phát sinh tranh chấp cơ quan chức năng sẽ dựa vào đâu giải quyết?

Theo TS Nguyễn Văn Tiến, qua kiểm nghiệm về mặt thực tiễn, những người đồng giới chung sống cũng không làm xấu hơn tình hình của xã hội, không xâm phạm đến quyền lợi của ai nên về hậu quả cũng không đáng lo. Nếu có chăng chỉ là vấn đề mới, hôn nhân của họ so với số đông là không tương đồng và họ không thực hiện được các chức năng duy trì nòi giống một cách tự nhiên. Xã hội hiện nay cởi mở, bình đẳng, quyền tự do của con người được phát huy, cái nhìn về hôn nhân đồng giới không còn khắt khe như trước đây. Việc công nhận sẽ góp phần thay đổi định kiến xã hội (cũng giống như trường hợp không chồng mà có con, hiện nay xã hội không còn cái nhìn khắc nghiệt nữa). Đương nhiên chúng ta cần có cơ chế kiểm soát để tránh tình trạng lợi dụng, b êu xấu người đồng tính và việc kết hôn.

Luật sư Cao Quang Thuần, Đoàn Luật sư TP.HCM, cũng đồng tình nên công nhận kết hôn đồng giới để có thể quản lý. Nhiều người ngại tiếp thu cái mới và cái gì thấy khó thì cấm. Vấn đề ở đây là có hay không mối quan hệ đồng giới và nhu cầu sống chung của những người đồng giới? Nếu thực tế là có, chúng ta phải xem người đồng tính là một bộ phận của xã hội và hôn nhân đồng giới là một quan hệ xã hội để từ đó có quy định pháp luật để điều chỉnh, giải quyết. Nếu vẫn không công nhận quyền được kết hôn đồng giới thì chúng ta đã xâm phạm tới quyền "mưu cầu hạnh phúc" của họ.

Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM (đề nghị giấu tên):

Nên cho phép với người khuyết tật bẩm sinh

Theo tôi, tạm thời có thể chia làm hai dạng người đồng tính. Một là người đồng tính do bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính và hai là người đồng tính do môi trường sống. Theo quy định tại Nghị định 88/2008 ngày 5/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính thì những người đồng tính do bị khuyết tật bẩm sinh được phép chuyển đổi giới tính. Hiện nay, những người chuyển đổi giới tính do bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính theo Nghị định 88/2008 được đăng ký lại hộ tịch, xác định lại giới tính nên việc kết hôn của họ phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp đủ điều kiện để xác định lại giới tính nhưng họ chưa xác định lại giới tính cũng như chưa thể đăng ký lại hộ tịch thì cần có quy định cụ thể để công nhận hôn nhân đồng giới cho họ. Với dạng thứ hai, hiện nay chưa nên công nhận hôn nhân.

Những hình thức chung sống của người đồng giới

Trên thực tế, pháp luật ở các nước có nhiều chế định khác nhau về sống chung đồng giới. Có thể phân vào ba nhóm chính: hôn nhân, chung sống có đăng ký và chung sống không đăng ký. Hình thức chung sống có đăng ký là mô hình của kỹ thuật lập pháp "tách biệt nhưng bình đẳng" ("seperate but equal"), không đụng chạm đến chế định hôn nhân truyền thống mà vẫn tạo ra được sự công bằng cho tất cả mọi người. Các nhà lập pháp muốn có khoảng thời gian chuyển tiếp để xã hội có thể thay đổi sự suy nghĩ cố hữu về hôn nhân. Những nước đã hoàn toàn hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới đều trải qua thời gian áp dụng chung sống có đăng ký.

Ở một số nước, hình thức chung sống có đăng ký cho cặp đôi đồng giới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân. Chẳng hạn, Bộ luật Kết đôi Dân sự 2004 của Vương quốc Anh quy định những quyền và nghĩa vụ của cặp cùng giới là "hoàn toàn giống" với hôn nhân của của hai cặp khác giới. Ở một số nơi, các cặp chung sống có đăng ký không được hưởng một số quyền như: làm lễ tại nhà thờ, bảo lãnh di trú, cộng thuế, quyền lợi lao động phát sinh từ phối ngẫu (nghỉ sinh, bảo hiểm gia đình…), lợi ích liên quan tới cựu binh,…

Hiện nay, có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận hôn nhân cùng giới, 21 quốc gia và 19 vùng lãnh thổ thừa nhận chung sống có đăng ký của hai người cùng giới.

No comments:

Post a Comment

 

Category

Most Reading

Tags