Social Icons

Featured Posts

Powered by Blogger.
Showing posts with label Tin tức. Show all posts
Showing posts with label Tin tức. Show all posts

Phẫn nộ với quảng cáo thô tục

Saturday, August 24, 2013

Chỉ riêng tần suất chưa đủ, quảng cáo ngày nay còn tra tấn khán giả bởi sự thô thiển, phản cảm thậm chí dung tục.
Câu chuyện về quảng cáo trên phim đã không còn xa lạ vì ngay cả ở các quốc gia có nền công nghiệp phim ảnh phát triển, đây cũng là điều tất yếu. Phản cảm hay duyên dáng, lộ liễu hay ý nhị chính là câu hỏi mà khán giả luôn đặt ra. Tuy nhiên, không phải bộ phim hay nhà làm phim nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo bài toán đó. Việc đảm bảo tiêu chí "đôi bên cùng có lợi" chính là sự thách thức không nhỏ đối với các nhà làm phim.
Loạt bài Muôn màu quảng cáo trên phim sẽ mang đến những cái nhìn vừa tổng quát, vừa chi tiết về thực tế chuyện quảng cáo trên phim ảnh, đặc biệt là tại Việt Nam hiện nay.
Điểm mặt sao "dính phốt"

Là người nổi tiếng, các ngôi sao thường được lựa chọn làm đại sứ thương hiệu để quảng bá cho một sản phẩm. Công việc này đơn giản và dễ kiếm tiền nhưng cũng đem lại không ít rủi ro nếu nội dung quảng cáophản cảm.

Trước đây, ba chân dài đình đám của làng giải trí Việt là Ngọc Trinh, Yến Trang và Hoàng Yến đã phải hứng chịu phản ứng dữ dội của khán giả khi tham gia vào một MV quảng cáo nước tăng lực. 

Khi bộ ảnh lịch với những shoot hình cực kỳ khiêu khích được tung ra, các người đẹp đã bị phản đối dữ dội. Nhưng chuyện chưa dừng ở đó, clip hậu trường của bộ ảnh lịch này được còn khiến người xem tá hỏa với cảnh diễn quá khiêu gợi, những biểu cảm trên khuôn mặt tạo sự liên tưởng thiếu lành mạnh.
Bộ ba người đẹp bị lên án là quảng cáo khiêu dâm
Tiếp đó, "phim rẻ tiền" là những gì công chúng dễ dàng liên tưởng khi xem MV quảng cáo bánh của bộ ba Trà Ngọc Hằng, Don Nguyễn và hotboy Chan Than San.

Clip dài hơn một phút ghi lại cảnh ba nhân vật chính thư giãn bên hồ bơi, trong đó Don Nguyễn đang nhâm nhi bánh còn Chan Than San đang mát-xa cho “người yêu” Trà Ngọc Hằng với những động tác mơn trớn quá đà. Sau đó, có cả những cảnh liếm má đồng tính, uốn éo…

Ngay khi được ra mắt, video quảng cáo này đã bị dư luận lên án mạnh mẽ về những hành động được cho là dung tục ở mức không thể chấp nhận được. Cộng đồng mạng cũng cho rằng với những cảnh quay phản văn hóa và tục tĩu, video quảng cáo này không nên phát sóng trên truyền hình.

Không khiêu gợi, không dung tục nhưng hoa hậu Mai Phương Thúy thì mãi không xóa được “dớt” vô lễ trong một quảng cáo dầu gội đầu.

Nội dung của video quảng cáo nói về hình ảnh cô gái xinh đẹp do Mai Phương Thúy đóng vai được người yêu đưa về ra mắt gia đình. Mẹ chàng trai lần đầu gặp gỡ ấn tượng với mái tóc của cô gái nên đã hỏi bí quyết làm đẹp: “Cháu duỗi tóc ở tiệm à?”. Đáp lại câu hỏi của mẹ chồng tương lai, cô gái mà Mai Phương Thúy thủ vai chỉ trả lời trống không: “À không, chỉ là Rejoice thôi!”.
Một cảnh quay dung tục, phản cảm của Don Nguyễn và Cha Than San
Tuy sau đó Mai Phương Thúy thanh minh rằng cô chỉ làm theo đúng kịch bản, nhiều người cho rằng đây là lời biện hộ không có cơ sở, "thiếu i ốt" vì trên thực tế, cô là một người trưởng thành và hơn nữa còn là một hoa hậu. Nếu nhận ra lời thoại "có vấn đề", không phù hợp với lối giao tiếp của người Việt, Mai Phương Thúy hoàn toàn có thể bàn bạc, thảo luận với ê kíp sản xuất chương trình để điều chỉnh cho phù hơp. 

Quảng cáo trước tiên phải có văn hóa


Từ những ví dụ trên có thể rút ra rằng, một quảng cáo thành công ngoài việc không gây nhàm chán, phản cám còn cần có cả văn hóa. Nghệ sỹ cần phải có phông văn hóa nhất định để biết từ chối hoặc điều chỉnh những nội dung cần thiết để không làm ảnh hưởng tới hình ảnh của bản thân.  Và những người làm quảng cáo cũng cần có một kiến thức nền về văn hóa để không vi phạm thuần phong mỹ tục hay chuẩn mực đạo đức, từ đó gây phản ứng ngược và đem lại kết quả xấu.

Đôi khi ranh giới giữa sự sáng tạo, nổi loạn và phản cảm rất mong manh. Chính vì thế, những kiến thức tổng quan về văn hóa, tâm lí‎ hay xu hướng phát triển của xã hội là không bao giờ thừa. 

Trong tình trạng ngày càng có nhiều người tự tử vì nhiều lí do như hiện nay, việc một hãng xe nổi tiếng bị chỉ trích khi đưa ra một quảng cáo như cổ xúy cho phong trào tự tử là điều dễ hiểu.

Đoạn quảng cáo khắc họa một người đàn ông đang cố gắng thực hiện hành vi tự tử trong gara bằng một biện pháp “truyền thống”: nối một dây dẫn từ ống xả của ô tô vào trong xe và bình thản hít khí độc, đón nhận cái chết. Nhưng vì chiếc xe đời mới của hãng chạy bằng khí hydro và khí thải phát ra hoàn toàn 100% là hơi nước nên người đàn ông sau khi ngồi vài giờ chờ đợi cái chết đã phải bỏ ra ngoài.

Với khẩu hiệu “Có thể phản bội bạn gái nhưng đừng làm vậy với thói quen thể dục”, có lẽ một hãng phụ kiện thể thao của Đức chỉ muốn gây ấn tượng hoặc tạo sự khác biệt bằng sự hài hước. Thế nhưng, rất nhiều người tiêu dùng đã lên tiếng chỉ trích quảng cáo này khi cho rằng nó dung túng, thậm chí là khuyến khích đàn ông bội bạc với phụ nữ. Và dưới áp lực của dư luận, hãng này đã phải gỡ bỏ poster quảng cáo này.
Hãng xe nổi tiếng này đã phải chính thức xin lỗi và gỡ bỏ quảng cáo sau khi bị chỉ trích là khuyến khích tự tử
Một hãng nước uống nổi tiếng thế giới đã phải gỡ quảng cáo cho dòng sản phẩm mới sau khi bị chỉ trích mang thông điệp phân biệt chủng tộc. Trong quảng cáo có đoạn, một phụ nữ bị ngược đãi đang cố gắng xác định kẻ tình nghi từ những người đàn ông da đen được xếp thành hàng. Đặc biệt, ở giữa còn có cả một còn dê.

Hoặc một hãng khác cũng gặp vấn đề rắc rối tương tự trong chiến lược quảng cáo nước uống của mình. Nhằm cổ vũ cho chiều cao tiêu chuẩn mới của phụ nữ Việt, hãng này đã thực hiện chương trình uống một tặng một dành riêng cho phụ nữ trên 1m65. Hành động này đã gây ra một làn sóng phản đối và bị chỉ trích nặng nề vì phân biệt, đối xử, xúc phạm phụ nữ Việt. 

Dù có thể là vô tình hoặc cố tình tạo ấn tượng nhưng những quảng cáo trên truyền hình Việt Nam hiện nay đang làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ Việt. Các nhà xã hội học cho rằng, việc đưa lên quảng cáo hình ảnh người phụ nữ "đầu tắt mặt tối" với các công việc giặt giũ, lau dọn, bếp núc trong khi đàn ông thì cà phê, ti vi, nhậu nhẹt trên truyền hình là hạ thấp nhân phẩm người phụ nữ và đi ngược lại với thực tế tại trong xã hội ngày nay. Cần bình đẳng và công bằng hơn trong các quảng cáo là lời kêu gọi của đông đảo người dân nói chung và phụ nữ Việt nói riêng.

Không chỉ bất bình đẳng mà trong nhiều quảng cáo người phụ nữ Việt hiện lên một cách lệch lạc. Chẳng hạn như trong một quảng cáo của một nhãn hàng nước giải khát nổi tiếng trên truyền hình, một cô gái xinh đẹp tham đến nỗi, chỉ vì một chai pepsi nhỏ nên đã phải giả vờ xin chụp hình cùng để tranh thủ “uống trộm” chai nước.
Chiến lược quảng cáo này cũng vấp phải sự phản đối kịch liệt từ những phụ nữ thấp bé nói riêng cũng như cộng đồng nói chung
Hay trong một quảng cáo về mỹ phẩm, người phụ nữ được khắc họa như một kẻ vô ơn. Vừa được một anh hùng cứu thoát chết đuối giữa biển, mở mắt ra chưa được câu cảm ơn, cô nàng hìn thấy anh du hành gia thì đã “cong mông” chạy theo. Chẳng lẽ phi hành gia thì nhiều tiền hơn cứu hộ biển? Và chẳng nhẽ người phụ nữ ngày nay lại vô ơn và tham giàu đến vậy.

Không những thế, ngày nay ngồi trước tivi, khán giả còn phải chịu đựng vô số những loại quảng cáo nhạy cảm như dung dịch vệ sinh phụ nữ, thuốc tăng cường sinh lí nam giới… Là một nước Á Đông, chuyện phòng the vốn là chuyện kín đáo tế nhị thế nhưng lại thản nhiên xuất hiện liên tục trong các quảng cáo với những lời lẽ rất phản cảm không khỏi khiến người xem khó chịu, bực bội. 

Thế mới thấy, muốn làm một quảng cáo hay, quảng cáo đó trước tiên phải là một quảng cáo có văn hóa phù hợp với văn hóa nơi mà nó được trình chiếu.
Mạnh tay với quảng cáo thô tục

Kênh Đô thị thuộc Đài phát thanh nhân dân Cam Túc, Trung Quốc bị ngừng hoạt động quảng cáo trong một tháng sau khi cho phát chương trình quảng cáo có phần tư vấn chữa các bệnh của nam giới khi chăn gối bằng “người thật việc thật”.

Ngoài phần tư vấn giới thiệu hai sản phẩm trị bệnh, video quảng cáo còn dẫn chứng “người thật việc thật” về hiệu quả sau khi dùng thuốc với lời lẽ thô tục. Quảng cáo này gây ảnh hưởng không lành mạnh đối với xã hội và phải chịu hình thức xử phạt nghiêm khắc và phải ngừng toàn bộ hoạt động quảng cáo của kênh Đô thị từ ngày 28/1 đến 27/2. 

Sau vụ việc này, Tổng cục Phát thanh - Truyền hình và Phim ảnh Trung Quốc tiến hành rà soát các hoạt động quảng cáo của các kênh trên toàn tỉnh Cam Túc. Cuối năm 2012, Đài truyền hình Giáo dục Giang Tô phải đóng cửa sau khi mời Can Lộ Lộ, nhân vật nổi tiếng với các chiêu trò đi ngược thuần phong mỹ tục, làm khách mời trong một chương trình. 

Sự việc này cho thấy Trung Quốc đang mạnh tay trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường truyền thông lành mạnh.

Vàng lại mất ngưỡng 38 triệu

Wednesday, August 21, 2013

Giá vàng tiếp tục suy giảm và một lần nữa mất ngưỡng 38 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đồng loạt suy giảm với cùng một tốc độ nên khoảng cách giữa hai mức giá được duy trì ổn định. Hiện giá vàng trong nước vẫn đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 3,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đã mất ngưỡng 38 triệu đồng/lượng. Khoảng cách giữa mức giá mua vào và bán ra tại các cửa hàng kim hoàn được rút ngắn xuống và đang ở mức hợp lý, chỉ từ 150.000 đồng tới 200.000 đồng/lượng.
Vào lúc 8h50 sáng nay, giá vàng tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC giảm nhẹ so với giá cuối giờ chiều qua. Giá vàng SJC Hà Nội: Mua vào 37,75 triệu đồng/lượng; bán ra 37,97 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Hồ Chí Minh: Mua vào 37,75 triệu đồng/lượng; bán ra 37,95 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tại Công ty vàng bạc đá quý Sacombank (SBJ) niêm yết ở mức tương tự. Giá vàng SJC: Mua vào 37,75 triệu đồng/lượng - 37,95 triệu đồng/lượng. Giá vàng SBJ: Mua vào 37,75 triệu đồng/lượng - 37,95 triệu đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng điều chỉnh giá vàng giảm nhẹ. Giá vàng SJC giao dịch ở mức: Mua vào 37,80 triệu đồng/lượng; bán ra 37,97 triệu đồng/lượng. Giá vàng Phượng hoàng PNJ- DAB: Mua vào 37,06 triệu đồng/lượng; bán ra 37,86 triệu đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Doji điều chỉnh giá vàng đi xuống. Giá vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức: Mua vào 37,80 triệu đồng/lượng; bán ra 37,95 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Tp.HCM mua bán ở mức: Mua vào 37,80 triệu đồng/lượng; bán ra 37,95 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước giảm theo giá vàng thế giới. Đêm qua tại thị trường Mỹ, giá vàng giao tháng 12 giảm 2,6 USD/ounce xuống 1.375 USD/ounce, giá vàng giao ngay tăng 2,4 USD/ounce lên 1.369,25 USD/ounce.
Giá vàng giảm sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản họp Ủy ban thị trường mở tháng 7. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách của Ủy ban đã khá đồng thuận với kế hoạch của chủ tịch Fed Ben S.Bernanke bắt đầu giảm chương trình mua trái phiếu cuối năm nay sau khi nền kinh tế Mỹ có nhiều tiến triển.
Tới phiên giao dịch sáng nay, giá vàng tiếp tục đi xuống. Lúc này, tại thị trường châu Á, giá vàng đang giao dịch ở mức 1.362,2 USD/ounce, giảm 4,6 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng giảm xuống 1.355 USD/ounce.
Giá vàng đang gặp áp lực đi lên của USD. USD tăng 0.0019(0.14%) so với EUR, tăng 0.0043(0.27%) so với GBP, tăng 0.5100(0.51%) so với JPY, tăng 0.0016(0.15%) so với CAD và tăng 0.0019(0.21%) so với CHF. Trong rổ 6 đồng tiền mạnh, USD chỉ giảm so với AUD.

Quần soóc đi làm – trở lại sau 50 năm?

Chiếc quần soóc từng được nhiều người mặc đến công sở, tiếp khách quốc tế... nhưng ít ai còn thấy kể từ năm 1960. Giờ là lúc chiếc quần soóc trở lại công sở?
Quần soóc biến mất từ 1960?
Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Trịnh Quang Vũ, từ xưa người Việt đã mặc quần lửng – quần ống ngắn. Đến thời Pháp thuộc, chiếc quần ống ngắn đi kèm theo giày, tất (gọi là quần soóc) trở nên phố biến. Bắt đầu từ các quan Pháp hay mặc quần soóc đi chơi, thậm chí đi làm việc.
Nếu xem lại những thước phim tài liệu về ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình, có thể thấy nhiều người mặc quần soóc đạp xe, đội binh từ chiến khu về mặc quần soóc... Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bác Hồ cũng thường vận chiếc quần soóc ngay cả khi tiếp khách quốc tế.
Bác Hồ mặc quần soóc tiếp khách quốc tế (Ảnh tư liệu)
Theo ông Vũ, chiếc quần soóc dần biến mất cùng các phong trào đấu tranh chống Pháp, bài trừ thực dân những năm 50 của thế kỷ trước. Cụ thể, giai đoạn năm 1954 đến 1960, cải cách ruộng đất làm đảo lộn giá trị xã hội, ai ăn mặc đàng hoàng bị coi như tầng lớp trên, bị đả phá. Do vậy, tạo nên “cách mạng không hay lắm” về trang phục ăn mặc của người Việt Nam.
“Trang phục quần soóc có thắt lưng, đi giày, tất... được coi giống với thời thực dân Pháp nên ít ai dám mặc. Từ đó, trang phục này bị bỏ dần”.
Theo ông Vũ, giai đoạn năm 1954 – 1960, không chỉ chiếc quần soóc mà cả áo dài, comple... cũng bỏ để thay vào đó là những bộ trang phục giống Tôn Tung Sơn – Trung Quốc (hay còn gọi là áo đại cán). Sau này, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường mặc trang phục này, kể cả trong những buổi lễ.
Tuy nhiên, thời nay, ai mặc áo “đại cán” như vậy bị coi là bảo thủ, lạc hậu do vậy, từ năm 1992 trở về đây, trang phục đi làm chủ yếu là bộ comple. Như vậy, lại trở về cách ăn mặc thời Pháp, đó là vòng quay lịch sử.
Ông Trịnh Quang Vũ đồng tình với đề xuất mặc quần soóc
Theo họa sỹ Trịnh Quang Vũ, đề xuất mặc quần soóc đi làm của ông Dương Trung Quốc không mới. Bởi lịch sử đã diễn ra, ông Quốc chỉ là đề xuất mặc quần soóc trở lại giống như bộ comple từng biến mất, nay lại phổ biến.
Bây giờ là lúc thay đổi?
Ông Trịnh Quang Vũ đồng tình với đề xuất mặc quần soóc bởi phù hợp với khí hậu Việt Nam, nóng ẩm, mưa nhiều. Chiếc quần soóc sẽ làm người mặc thấy gọn gàng, thoải mái, thoáng mát vào mùa hè và mùa thu.
Bên cạnh đó, người Việt có thêm một trang phục công sở để lựa chọn mặc tùy từng hoàn cảnh và điều kiện làm việc trong những thời điểm thích hợp.
“Tại sao đi làm không được mặc quần soóc? Quần áo nào không phải là vấn đề, tư cách nhân phẩm của người lao động mới quan trọng”, ông Vũ nói.
Theo ông Vũ, vấn đề khó nhất là thói quen và quan niệm ăn mặc. Người Việt hiện tại đã quá quen đến công sở bằng những bộ trang phục được coi là lịch sự, kín đáo như comple. Không dễ để chấp nhận ngay chiếc quần soóc đến công sở. Do vậy, cần thay đổi thói quen, không nên quan niệm chiếc quần soóc là không đứng đắn.
“Người dân ta thường ăn mặc theo phong trào, ai cũng phải giống nhau. Trong khi đó, trang phục cứ nên để trăm hoa đua nở mới thoải mái”, ông Vũ nói.
Theo họa sỹ Lê Thiết Cương, trừ những cơ quan có tính chất đặc thù còn những công sở khác không nên bó buộc vào một kiểu trang phục nào
Theo họa sỹ Lê Thiết Cương, trừ những cơ quan có tính chất đặc thù phải mặc đồng phục như công an, quân đội, hàng không... còn những công sở khác không nên bó buộc vào một kiểu trang phục nào. Tùy từng hoàn cảnh mà có những bộ trang phục phù hợp.
Ví dụ, ông chủ tịch xã, cần có bộ veston để mặc khi họp, tiếp khách, ngày lễ...
“Nhưng nếu một vị chủ tịch xã mặc comple đen, đi giày bóng lộn... đến thăm thửa ruộng bà con nông dân đang cày cấy dưới bùn... tôi thấy phản cảm”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, có ý kiến mặc quần soóc không hợp với người có cặp chân xấu, nhưng điều đó sẽ làm cho họ phải có ý thức tập luyện, chăm chút hơn cho "bộ giò" của mình.
Họa sỹ Đinh Công Đạt đề xuất, nếu ai có cặp giò đẹp có thể mặc quần soóc đi làm bình thường. Nếu ai chân xấu, lại “nhiều hoa” nên cân nhắc hơn. Ăn mặc nơi công sở cần đáp ứng yêu cầu hài hòa về mặt thẩm mỹ.
Nhiều chuyên gia ủng hộ đề xuất mặc quần soóc đi làm, nhưng cũng có những ý kiến tỏ ra lo ngại.

60% thuốc giả trên thế giới từ Trung Quốc

Thursday, August 15, 2013


60 thuc gi trn th gii t Trung Quc

Nghiên cứu mới đây của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp quốc đã cho thấy điều này.
Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp quốc (UNODC) vừa công bố bản Báo cáo về “nguy cơ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại Đông Á – Thái Bình Dương”.
Theo nghiên cứu này, lượng thuốc giả được đưa ra thế giới là chủ yếu là từ Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc là điểm xuất phát gần 60% thuốc giả bị thu giữ trên toàn thế giới từ năm 2008 – 2010. Các nguyên liệu giả thường được chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á để sản xuất và đóng gói. Khi áp lực về luật pháp ở Trung Quốc gia tăng, các công đoạn sản xuất chính có thể chuyển đến Triều Tiên, Myanmar hoặc Việt Nam.
Bản báo cáo của (UNODC) cũng cho rằng, Trung Quốc là nước sản xuất phần lớn hàng giả.
Trung Quốc đã trở thành công xưởng sản xuất phần lớn hàng hóa cho thế giới. Tuy nhiên, theo Tổ chức Hải quan Thế giới, 75% hàng giả bị thu giữ trên toàn thế giới từ năm 2008 tới 2010 được sản xuất từ Đông Á mà chủ yếu là Trung Quốc.

Báo cáo của UNODC cũng chỉ ra rằng, các đường dây tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương kiếm được khoảng 90 tỷ USD/năm. Số tiền này gấp đôi GDP của Myanmar, 8 lần GDP của Campuchia và 13 lần của Lào.

Bi kịch 1 gia đình có người cha nát rượu

Tuesday, August 13, 2013

Chồng nghiện rượu, thường xuyên đánh đập vợ con. Con trai tập tành nhậu nhẹt, đuổi đánh cha đến chết. Bi kịch của một gia đình bắt đầu và kết thúc bởi những giọt nồng cay như thế.
Tại phòng xử A của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM một ngày tháng 7/2013, trong chiếc áo nhăn nhúm, bị cáo L.A.T (SN 1995, ngụ tỉnh Vĩnh Long) ngồi sau vành móng ngựa, gương mặt non trẻ lạnh tanh, không chút cảm xúc.
Nghịch tử tuổi 17
HĐXX vào làm việc. T. cúi đầu, đôi tay đan vào nhau vặn vẹo không ngừng khi vị chủ tọa đọc lại bản án sơ thẩm.
Trưa 11/2, T. thấy cha là ông L.V.L (SN 1966) say rượu nằm ngủ nên lấy chiếc xe máy của gia đình đi chơi. Thức dậy, ông L. kêu em trai của T. đi tìm, lấy xe về. Chỉ có thế nhưng 2 cha con cùng lớn tiếng mắng chửi nhau, T. rượt đánh rồi dùng dao đâm chết cha ruột dù được mọi người can ngăn.
Vị chủ tọa bắt đầu phần xét hỏi: “Ông L. có quan hệ gì với bị cáo?”. “Là cha” - gương mặt bất cần đời, T. trả lời cộc lốc. “Có phải bị cáo giết ông L. không?” - vị chủ tọa nghiêm khắc hỏi tiếp. T. đáp: “Phải”. “Nguyên nhân gì khiến bị cáo giết ông L.?”. “Do bị cáo uống rượu”. “Trước đó, cả 2 có mâu thuẫn gì với nhau không?”. “Có. Ổng đập mẹ”. Những câu hỏi sau đó về tình tiết vụ án, T. đều dửng dưng khai nhận sự việc.
“Dù gì thì ông L. cũng là cha của bị cáo, tại sao bị cáo có thể nhẫn tâm sử dụng hết hung khí này đến hung khí khác, mặc kệ sự can ngăn của mọi người, tước đoạt sinh mạng người đã sinh ra mình?” - chủ tọa hỏi. Im lặng hồi lâu, T. trả lời: “Do cha nói: Nếu mày không phải là con tao, tao đã giết mày rồi…”.
Nơi hàng ghế dự khán có tiếng thổn thức của mẹ và chị sau câu trả lời của T. Không khí phòng xử thoáng chốc trở nên ngột ngạt. Nén tiếng thở dài, vị chủ tọa phân tích: “Nói câu đó chứng tỏ cha bị cáo rất thương bị cáo. Dù tức giận, ông cũng chỉ nói được bấy nhiêu đó rồi bỏ chạy. Sao bị cáo lại nông nổi như vậy?”.
Người chồng vũ phu
Được mời lên, chị của T. nghẹn ngào kể về bi kịch của gia đình. “Ngày nào cha cũng nhậu hết, 2 giờ sáng đã nhậu. Nhậu say, cha đánh mẹ, đánh tôi và các em…”.
Theo lời cô gái, nghiện rượu, ông L. bỏ ruộng đồng héo khô, tài sản trong nhà lần lượt bán đi. Hễ không có tiền uống rượu hay mỗi lúc nhậu say, ông lại lôi vợ ra đánh đập dã man, thậm chí kể cả khi bà đang mang thai. Con gái đầu của ông từng bị cha đánh ngất xỉu rồi bỏ giữa đồng ruộng khi chỉ mới 12 tuổi.
Bản thân T. không chỉ thường xuyên hứng chịu đòn roi. Không ít lần T. bị cha dùng dây xích trói lại, đem bỏ vào lu nước đầy... Tình thương thiếu thốn, trong đầu chỉ được lưu giữ những hình ảnh bị cha đối xử tàn bạo khiến càng lớn, T. càng trở nên ngang ngạnh, hỗn hào với cha. Hễ rượu vào, cha con lại chửi nhau.
Nước mắt ngắn dài, mẹ T. nức nở: “Để gồng gánh kinh tế gia đình, cách đây 6 năm, tôi lên TP HCM giúp việc nhà. Tôi chịu khổ cực để có tiền gửi về cho các con ăn học nhưng tụi nhỏ phải bỏ giữa chừng vì không chịu nổi đòn roi của cha, lâu lâu lại bỏ trốn lên thành phố tìm mẹ…”.
Lấy vạt áo lau vội nước mắt đắng cay, bà quay lại nhìn con trai đang ngồi phía sau vành móng ngựa rồi kể tiếp: “Thằng T. mê rượu cũng tại cha nó. T. mới học lớp 8, cha nó đã bắt ra uống rượu với bạn bè ông ấy. Nó không chịu, ông ấy lại đánh thừa sống thiếu chết, riết rồi thành ra như vậy… Vụ này, con có lỗi của con, cha có lỗi của cha. Tôi khẩn cầu quý tòa cho con tôi được về sớm mấy năm để làm lại cuộc đời…”.
Nói đến đó, bà rũ xuống. Nỗi đau con giết chồng đã rút cạn sinh lực của người đàn bà vốn đã khổ một đời vì có chồng con nghiện rượu.
Bác kháng cáo
HĐXX nhận định T. đã thực hiện hành vi phạm tội với quyết tâm cao, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, thể hiện tính côn đồ hung hãn, xem thường pháp luật và đạo lý. Lẽ ra, đối với hành vi của bị cáo, cần áp dụng mức hình phạt cao nhất. Tuy nhiên, T. chưa có tiền án, tiền sự, phạm tội khi mới hơn 17 tuổi, đại diện hợp pháp của người bị hại có đơn xin giảm án... Tại phiên tòa phúc thẩm không có tình tiết giảm nhẹ mới, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên mức án 17 năm tù về tội “Giết người”.

Nữ sinh bỏ thuốc mê cha, trộm tiền theo trai

Để có tiền theo bạn trai thuê nhà nghỉ ở, cô nữ sinh lớp 9 trộn thuốc mê vào thức ăn cho cha ăn rồi cuỗm 6,5 triệu đồng.
Ngày 13/8, CQĐT Công an thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, cho biết vừa kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Bùi Thịnh Được (SN 1996, ngụ xã Thuận An) cùng L.H.A (SN 1998, ngụ thị xã Bình Minh) về hành vi cướp tài sản.
Theo kết quả điều tra, tháng 9/2012 L.H.A, đang là học sinh lớp 9, có quan hệ tình cảm với Bùi Thịnh Được (đã nghỉ học, đi làm thuê phụ giúp gia đình). Bị cha của A. là ông L.T không chấp nhận, Được đã bàn với A. bỏ nhà trốn đi.
Ngày 6/4, Được đưa cho A. một vỉ thuốc ngủ. Chiều hôm sau, khi ông T. đi làm về, A. đã cán nhuyễn 5 viên thuốc ngủ bỏ vào thức ăn. Khi ông T. ngủ mê, A. rạch túi cha lấy 6,5 triệu đồng.
Có tiền, A. cùng Được bỏ trốn và thuê nhà nghỉ tại huyện Tam Bình (Vĩnh Long). Công an kiểm tra hành chính nhà nghỉ đã phát hiện đôi trai gái này nên chuyển vụ việc về Công an TX Bình Minh thụ lý.

Vợ đánh nhau, chồng bị đâm chết

Sau khi cãi nhau, vẫn còn tức tối, vợ chồng Lê Quang Hậu đuổi theo đối phương quyết ăn thua đủ. Thấy vợ đánh nhau, anh Quân lao vào can đã bị Hậu dùng dao đâm chết.
Ngày 13/8, cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP HCM đã tạm giữ hình sự Lê Quang Hậu (SN 1982, ngụ tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), nghi phạm dùng dao giết người vào sáng 11/8.
Theo thông tin từ cơ quan công an, rạng sáng 11/8, Hậu cùng vợ là Mai Thu Uyên (SN 1984) xảy ra mâu thuẫn với vợ chồng Đoàn Đức Quân (SN 1973), Nguyễn Thị Tuyết Trinh (SN 1982, ngụ quận Bình Thạnh) tại Cơ sở điều trị Methadone quận Bình Thạnh (đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh).
Sau đó vợ chồng Quân lên xe bỏ đi. Tuy nhiên, Hậu chở vợ đuổi theo. Khi đến trước nhà số 405/23 Xô Viết Nghệ Tĩnh, hai bên dừng lại, Uyên và Trinh lao vào đánh nhau. Thấy vợ bị đánh, Quân can ngăn thì bị Hậu rút dao đâm một nhát vào ngực trái rồi vợ chồng Hậu cùng bỏ trốn.
Quân được chở vào bệnh viện để cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong.
Biết không thể trốn thoát, ngày 12/8, Hậu ra đầu thú.

4 thuyền viên nhảy tàu bỏ trốn đã về Việt Nam


Bốn thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu cá Hsieh Ta, Đài Loan, bị ngược đãi, đánh đập, nợ lương phải nhảy tàu trốn thoát ở đảo Haiti vào ngày 8/8 đã về đến Việt Nam vào đêm 12/8. Hiện còn 7 thuyền viên Việt Nam đang làm việc trên tàu này.

Cuối chiều 13/8, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH đã có thông tin gửi các cơ quan báo chí, cho biết đã xác định được danh tính 4 thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu cá Hsieh Ta (Đài Loan) bị ngược đãi, đánh đập đã phải nhảy tàu trốn thoát ở đảo Haiti (quần đảo Polynesia thuộc Pháp ở Nam Thái Bình dương) vào ngày 8/8.
 
Bốn thuyền viên gồm Hoàng Văn Hậu, Lê Đình Anh (cùng ngụ huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An), Nguyễn Văn Hùng và Trần văn Dũng. Trong số này, 2 thuyền viên Hậu và Anh đươc Công ty Cổ phần XKLĐ, Thương mại và Du lịch (TTLC) ký hợp đồng đưa đi làm việc cho tàu cá Hsieh Ta, còn thuyền viên Hùng đi qua Công ty TNHH MTV Đào tạo và cung  ứng nhân lực quốc tế (Nosco) và thuyền viên Dũng thuộc về  Công ty Cổ phàn Đầu tư Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Servico Hanoi).

Ngay sau khi biết danh tính thuyền viên và doanh nghiệp phái cử, ngày 12/8, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản yêu cầu 3 doanh nghiệp trên liên hệ với các bên liên quan đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các lao động, làm thủ tục đưa người lao động về nước sớm và làm rõ nguyên nhân người lao động bỏ hợp đồng cũng như điều kiện làm việc và đời sống trên tàu Hsieh Ta.

Theo báo cáo ban đầu của TTLC, 2 thuyền viên Hậu và Anh được TTLC cung ứng cho tàu cá Hsieh Ta  ngày 20/2/2012, gia đình đã nhận được 4 tháng tiền lương do chủ tàu chi trả thông qua TTLC.

Khuya 12/8, 4 thủy thủ nói trên đã về Việt Nam và được đại diện của DN hỗ trợ chi phí tàu xe về quê.

Theo báo cáo của TTLC, qua trao đổi ban đầu, các thuyền viên cho biết muốn trốn ở lại cảng Papeete để tìm việc làm khác. 

Ngoài 4 thuyền viên này, hiện trên tàu Hsieh Ta  còn 7 thuyền viên khác người Việt nam. Cục Quản lý lao động ngoài nước đang tiếp tục  kiểm tra xác minh để làm rõ vụ việc.

Những bóng hồng của tỷ phú giàu nhất TG


Nhng bng hng ca t ph giu nht TG

Những bóng hồng của tỷ phú giàu nhất TG

Đằng sau thành công của những tỷ phú lắm tiền nhiều của nhất thế giới là ai? Đó là những người phụ nữ không chỉ xinh đẹp mà còn có khả năng chinh phục người đối diện bằng tài năng và trí thông minh sắc sảo của mình.
1. Laurene Powell Jobs, doanh nhân, nhà từ thiện (Vợ tỷ phú Steve Jobs)
Tỷ phú Steve Jobs là người đồng sáng lập, cựu chủ tịch và giám đốc điều hành của Apple Inc. Cặp đôi hẹn hò sau khi Steve Jobs mời Laurene ăn tối nhân dịp ông có bài phát biểu tại Đại học Standford của Hoa Kỳ. Họ kết hôn năm 1991 và đã gắn bó với nhau cho đến khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011. Laurene là người đồng sáng lập và Chủ tịch của tổ chức giáo dục phi lợi nhuận College Track với mục đích giúp những học sinh nghèo có cơ hội học đại học.
Trước đó, cô là nhà đồng sáng lập của Terravera, một công ty kinh doanh thực phẩm hữu cơ và có lợi cho sức khỏe, và có thời gian làm việc 3 năm tại Goldman Sachs. Hiện bà đã chuyển mối quan tâm của mình sang kinh doanh phi lợi nhuận, tập trung vào giáo dục, quyền con người của phụ nữ, và nghệ thuật. Theo thống kê của Forbes rich list, tính đến tháng 5/2013, Laurene có giá trị tài sản ròng là 10,7 tỷ USD.


Trong hơn 20 năm sống cùng Steve Jobs, Laurene là một nhà từ thiện thầm lặng sau lưng chồng ( Ảnh: Reuters/Richard Harbaugh)
2. Melania Trump, cựu người mẫu, nhà thiết kế trang sức (Vợ ông trùm BĐS  Donald Trump)
Tỷ phú Donald Trump là một nhà tài phiệt bất động sản, giám đốc điều hành và chủ tịch của Trump Organization. Theo the Richest, hiện nay ông có giá trị tài sản ròng đạt 2,9 tỷ USD và mức lương hàng năm khoảng 60 triệu USD.
Melania và Donald Trump kết hôn từ năm 2005. Đám cưới của của ông trùm bất động sản và truyền hình Donald Trump với người mẫu Melania Knauss đã thu hút sự quan tâm của cả nước Mỹ và thế giới lúc bấy giờ. Chỉ riêng chiếc váy cưới hiệu Christian Dior của cô dâu Melania lên tới 100.000 USD, chưa kể nhiều trang sức quý khác.

Trước khi đến với tỷ phú Donald Trump, cô từng được xếp hạng ở vị trí thứ 9 trong Top 25 phụ nữ quyến rũ nhất hành tinh. Melania Knauss còn được biết đến với sự thông minh và kiến thức khá rộng. Cô có thể nói trôi chảy 4 ngoại nhữ và rất thích nói chuyện về chính trị cũng như kinh tế thế giới.


Melania và Donald Trump kết hôn từ năm 2005. Đó là một trong 10 đám cưới xa hoa bậc nhất trong làng tỷ phú thế giới. (Ảnh: WENN.com)
3. Melinda Gates, Đồng chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation (Vợ tỷ phú Bill Gates)
Tỷ phú Bill Gates là người đồng sáng lập và Chủ tịch của Microsoft. Theo the Richest, tính đến tháng 5/2013, tổng giá trị tài sản ròng của ông đạt 73 tỷ USD.
Melinda và Bill Gates kết hôn kể từ 1994. Trước khi hẹn hò với Bill Gates, bà đã có 9 năm làm việc tại Microsoft và từng giữ chức vụ giám đốc phụ trách các sản phẩm thông tin của tập đoàn này. Tháng 1-1994, Melinda rời khỏi Microsoft và sát cánh cùng chồng trong cương vị đồng chủ tịch quỹ tài trợ lớn nhất hành tinh Bill & Melinda Gates. Quỹ có tổng tài sản lên tới 29,1 tỉ USD và luôn đi đầu trong chiến dịch nâng cao sức khỏe cộng đồng trên quy mô quốc tế.


Melinda French Gates, 41 tuổi, đã từng là nhà quản lý tập đoàn Microsoft khi đồng ý cưới Bill Gates trong một lễ cưới rất bình dị và riêng tư tại một sân golf ở Hawaii năm 1994. (Ảnh: Reuters/Anthony Bolante)
4. Cameron Diaz, diễn viên (Người tình của tỷ phú Elon Musk)

Tỷ phú Elon Musk là doanh nhân, nhà sáng lập công cụ thanh toán và chuyển tiền trực tuyến PayPal và đồng sáng lập hãng Tesla Motors. Theo Bloomberg Billionaire, giá trị tài sản ròng của Elon khoảng 4,5 tỷ USD.
Theo tờ New York Post, Ngôi sao "Những thiên thần của Charlie" đã dành mấy tháng gần đây cho tỷ phú 41 tuổi gốc Nam Phi này. Cameron gặp Elon lần đầu tiên sau khi cô mua một chiếc xe hơi từ Tesla Motors đầu năm nay. Họ giữ liên lạc và được biết Elon đã chuyển từ trụ sở chính của Tesla ở Palo Alto tới Los Angeles, California, để có thể thường xuyên gặp gỡ nữ diễn viên.


Chàng tỷ phú công nghệ Elon Musk đang được đồn đoán là người tình mới nhất của 'thiên thần' Cameron Diaz tính đến thời điểm hiện tại. (Ảnh: WENN.com)
5. Wendi Deng, Doanh nhân (Vợ cũ của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch)

Tỷ phú Rupert Murdoch, ông trùm truyền thông, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn truyền thông toàn cầu News Corp. Với khối tài sản 12,2 tỷ USD, Murdoch hiện là người giàu thứ 78 trên thế giới theo xếp hạng Bloomberg Billionaires Index.
Bà Wendi Deng – doanh nhân người Mỹ gốc Trung Quốc đã gặp gỡ và kết duyên với tỉ phú truyền thông Murdoch vào năm 1999 tại Hongkong. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài được 14 năm khi nhà tài phiệt 82 tuổi đã đệ đơn ly dị lên Tòa án tối cao New York vào giữa tháng 6/2013. Theo New York Times ngày 31.7, bà Wendi Deng dường như đang chứng tỏ với báo giới quyết tâm giành một khoản tài sản kếch xù từ ông trùm truyền thông Rupert Murdoch khi thuê luật sư hàng đầu nước Mỹ về địa ốc và quỹ tín thác làm đại diện .


“Đại gia” truyền thông người Mỹ Rupert Murdoch có lẽ là người kém may mắn nhất khi trải qua vụ ly dị thứ ba ở tuổi 82. (Ảnh: WENN.com)
 

Siêu bão Utor giật cấp 16 trên biển Đông


Siu bo Utor git cp 16 trn bin ng

Siêu bão Utor giật cấp 16 trên biển Đông

Bão số 7 có tên quốc tế là Utor đã đi vào Biển Đông, theo các chuyên gia đánh giá đây là cơn bão có cường độ mạnh và diễn biến khá phức tạp. Đứng trước tình hình đó, chiều ngày 12/8, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc họp khẩn để nhận định tình hình và đưa ra các phương án phòng chống bão.
Theo ông Lê Thanh Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, siêu bão Utor là cơn bão thứ 3 hoạt động trên khu vực Biển Đông kể từ đầu tháng 8/2013, theo số liệu quan trắc vào các năm 1973 và 1995 cũng đã xảy ra trường hợp có 3 cơn bão hoạt động trên Biển Đông vào tháng 8, nên có thể coi đây là trường hợp đặc biệt.
Đánh giá về cơn bão số 7, ông Hải dự báo, cơn bão số 7 nhiều khả năng không trực tiếp đi vào vùng đất liền của nước ta, song do ảnh hưởng của bão thì trên khu vực Vịnh Bắc Bộ sẽ có gió mạnh cấp 6. Riêng các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng có thể có gió mạnh cấp 9, cấp 10. Từ ngày 15 đến 17/8 các tỉnh thành phía bắc có mưa, mưa vừa, mưa to đến rất to tập trung ở các tỉnh vùng núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng trung du, khu vực đồng bằng ven biển….
Hồi 04 giờ ngày 13/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16.
Đường đi của cơn bão Utor
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 14/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 110km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 04 giờ ngày 15/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,2 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102km một giờ), giật cấp 11 cấp 12.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội. Vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Thời tiết một số thành phố lớn:
Thủ đô Hà Nội: Ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ 33 – 35 độ C.
Thành phố Đà Nẵng: Có lúc có mưa rào. Nhiệt độ 29 – 31 độ C.

Thành phố Hồ Chí Minh: Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào. Nhiệt độ 29 – 31 độ C.

Buôn bán trẻ sơ sinh: Chiêu mang bầu giả


Bun bn tr s sinh Chiu mang bu gi

Buôn bán trẻ sơ sinh: Chiêu mang bầu giả

Hợp thức hóa con nuôi thành con ruột bằng cách mang bầu giả là mánh khóe của các cò buôn bán trẻ sơ sinh.
Khoác trên người tâm trạng đau khổ của một người đàn ông không thể có con, PV nhờ bà bán báo trước cổng BV Từ Dũ (TP.HCM) chỉ giúp người cho con. Sau cú gọi điện thoại của bà ta, một ông độ 55 tuổi đội nón lụp xụp tới gặp PV.

Con trai trọn gói 35-40 triệu đồng

Ông ta xưng tên Sáu, hành nghề xe ôm. Nghe PV muốn tìm người cho con với điều kiện giấy chứng sinh phải ghi tên vợ PV để đứa bé không phải mang danh nghĩa con nuôi, ông Sáu bảo cho số điện thoại, có “mối” sẽ alô. Vài ngày sau, ông Sáu gọi hẹn gặp PV tại quán cà phê để bàn việc xin con…

Ông Sáu cho biết: “Có một sản phụ độ ba tuần nữa sinh, con trai. Tôi lo luôn giấy chứng sinh đứng tên vợ ông. Đứa bé cũng sẽ mang họ ông. Bác sĩ quận 1 “chém” dữ lắm, do vậy làm giấy chứng sinh ở quận này giá 40 triệu đồng. Còn làm ở quận 12 giá 35 triệu đồng. Ông ở quận 12 thì nên làm giấy chứng sinh tại quận này cho tiện”.
Ông Hai đang viết giấy thỏa thuận cho cháu. Ảnh: TRẦN NGỌC
Ông Sáu cho rằng những người xin con đều muốn làm giấy chứng sinh ghi tên vợ mình để “hợp thức hóa” đứa bé là con ruột. Tuy nhiên, để tránh thiên hạ dị nghị “không bầu sao lại có con”, vợ ông ta phải mang… bầu giả. Ông Sáu kể rành rọt: “Phải giả là đang mang bầu, làm cho bụng to ra, thèm ăn này nọ, đi đứng khó khăn… Khi tôi báo có người cho con, người mang bầu giả làm bộ chuyển dạ, đi BV sinh nhưng thực chất tìm nơi nào đó ở nhờ. Khi nhận đứa bé và làm giấy chứng sinh xong, người mang bầu giả tháo bỏ “phụ kiện”, bế đứa bé về nhà, đường đường ra địa phương làm giấy khai sinh, chẳng ai nghi ngờ cả”.

“Giới thiệu” mỗi tháng vài “mối”

Theo ông Sáu, do quen nhiều người làm trong bệnh viện, các nhà bảo sanh… nên ai muốn bỏ con, cho con ông đều biết, mỗi tháng ông “giới thiệu” lai rai vài “mối”. “Không chỉ TP.HCM mà cả Hà Nội, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Lâm Đồng…, ai muốn tìm con cứ alô cho tôi trước. Khi có tôi báo vô nhận.” - ông Sáu khoe.

Để chứng tỏ có nhiều “mối” ông Sáu gọi điện thoại cho một ai đó, ừ ừ hử hử... Nói chuyện điện thoại xong, ông Sáu cười tươi: “Vài bữa nữa sẽ có. Sản phụ này khỏe mạnh, con trai, đoán chừng trên 3 kg”. PV lộ vẻ mừng rỡ, nhét vô túi ông Sáu 2 “xị” (200.000 đồng), gọi là cà phê cà pháo.

Nhói lòng… ông “cho” cháu!

Ngày 9/8, PV nhận điện thoại ông Sáu hẹn đến bệnh viện trên địa bàn quận 5 (TP.HCM) để xem mặt bé trai mới sinh vài ngày kèm câu dặn dò: “Không được nói đến tiền bạc. Mọi thỏa thuận đều do tôi quyết”.
Ông Sáu đang gọi điện thoại tìm “mối” cho con mới sinh. Ảnh: TRẦN NGỌC
Đến bệnh viện, ông Sáu giới thiệu PV với ông Hai, cha của sản phụ T. “T. đã có con trai hơn 10 tuổi, dễ thương lắm. Đứa bé mới sinh cũng là trai, nặng hơn 3 kg. Chồng T. không biết lo vợ lo con, bỏ mặc vợ chồng tôi lo. Phần lớn tuổi, phần kinh tế eo hẹp nên vợ chồng tôi dứt lòng cho cháu. Mong cháu gặp được người tử tế” - ông Hai nói.

Sau khi gặp mặt đứa bé, PV giả vờ đồng ý. Theo đề nghị của ông Sáu, ông Hai đồng ý làm giấy thỏa thuận cho cháu. Tại quán nước cạnh bệnh viện, ông Sáu đọc cho ông Hai viết nội dung “giấy thỏa thuận cho con nuôi”. Ông Hai ký tên, đồng thời nói sẽ đưa T. ký sau.

PV hỏi sao ông Sáu quen ông Hai, ông Sáu nói: “Quen gì đâu! Ông Hai đến trước cổng BV Từ Dũ, hỏi xe ôm có ai xin con thì ông cho. Sau khi có người chỉ, tôi theo ông Hai đến bệnh viện coi mặt đứa bé. Thấy mặt mũi dễ thương, tôi liền gọi điện thoại cho ông”. Ông Sáu không giấu giếm khi cho biết lúc đầu ông ra giá đứa bé 15 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Hai “xin” thêm 5 triệu đồng…

Thấy PV tỏ vẻ ưng ý cháu ngoại ông Hai, ông Sáu ra điều kiện sau khi nhận đứa bé, PV đưa trước 20 triệu đồng, 15 triệu đồng còn lại sẽ đưa hết sau khi ông Sáu làm xong giấy chứng sinh mang tên vợ PV.

Nhắc đến vụ làm giấy chứng sinh, ông Sáu bảo: “Yên tâm, giấy chứng sinh chỗ nào tôi làm cũng được”.

Ông Sáu dặn PV hôm sau đi cùng vợ, mang theo CMND và giấy chứng nhận kết hôn để làm giấy chứng sinh.

Quy trình cấp giấy chứng sinh

Khi vào bệnh viện sinh con, sản phụ tự khai vào mẫu do bệnh viện cấp. Sau đó bệnh viện sẽ điền thông tin vào giấy chứng sinh với các nội dung: Tên sản phụ, năm sinh, đăng ký thường trú, số CMND, thời gian sinh con, giới tính, cân nặng... Sản phụ phải đưa CMND, hộ khẩu... để bệnh viện đối chiếu. Trong trường hợp không có giấy tờ nói trên thì phải có xác nhận của địa phương nơi sản phụ cư trú.

Tuy nhiên, trong quá trình làm giấy chứng sinh cũng có kẽ hở, cơ sở y tế khó phát hiện. Chẳng hạn sản phụ (tên A) nhưng lại khai tên, địa chỉ... của người khác (bà B), đồng thời nộp CMND, hộ khẩu.. của bà B để bệnh viện đối chiếu. Do ảnh CMND của sản phụ A và bà B hao hao nên bệnh viện khó phát hiện. Cuối cùng, đứa bé do sản phụ A sinh ra nhưng lại là con ruột của bà B. Nếu phát hiện, bệnh viện lập biên bản, yêu cầu sản phụ khai lại.

Sắp hạ thủy tàu ngầm Kilo thứ 3 của Việt Nam


Sp h thy tu ngm Kilo th 3 ca Vit Nam

Sắp hạ thủy tàu ngầm Kilo thứ 3 của Việt Nam

Tàu ngầm thứ 3 trong 6 tàu ngầm Kilo 636 được mệnh danh là "hố đen dưới đại dương" do Nga đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ được hạ thủy vào cuối tháng này.
Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga ngày hôm qua (12/8) cho biết, chiếc tàu ngầm Kilo 636 thứ 3 đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ được hạ thủy vào cuối tháng 8 này. Ngoài ra, nhà máy đóng tàu này cũng dự định hạ thủy 6 tàu ngầm Kilo 636 khác cho Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga vào tháng 11 tới.
Tầu ngầm điện-diesel lớp Varshavyanka (Project 636M) được Hải quân Mỹ gọi là "hố đen dưới đại dương" vì chúng gần như không bị phát hiện khi hoạt động dưới nước. Tàu ngầm Kilo 636 được thiết kế để thực hiện các sứ mệnh chống tàu ngầm và tàu nổi ở những vùng nước tương đối nông.
Tàu ngầm Kilo 636 do nhà máy Admiralty chế tạo
Chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên đóng cho Hải quân Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội đã hoàn thành cuộc thử nghiệm 100 ngày trên biển vào tháng trước. Các thủy thủ Việt Nam cũng đang huấn luyện trên tàu này từ tháng 4. Nhà máy đóng tàu Admiralty cho biết, chiếc tàu ngầm này dự kiến sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam vào tháng 11 tới.
Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka của Nga vào năm 2009. Hợp đồng có trị giá 2 tỷ USD bao gồm các khóa huấn luyện cho thủy thủ đoàn Việt Nam được tổ chức tại Nga. Dự kiến, cả 6 tàu ngầm sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2016.

Tàu ngầm lớp Varshavyanka được nâng cấp từ tàu ngầm Kilo với công nghệ tàng hình tiên tiến hơn và tầm chiến đấu rộng hơn. Các tàu ngầm lớp Varshavyanka có lượng giãn nước 3.100 tấn, đạt tốc độ tối đa 20 hải lý, lặn sâu 300 m dưới mặt nước và có thể chở thủy thủ đoàn 52 người.

Trẻ suýt bị chôn sống: Chưa kỷ luật kíp trực


Tr sut b chn sng Cha k lut kp trc

Trẻ suýt bị chôn sống: Chưa kỷ luật kíp trực

Liên quan đến vụ trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống do bác sĩ chẩn đoán sai, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết đơn vị này chưa thể kỷ luật kíp trực do nội dung giải trình không rõ ràng.
Ngày 13/8, ông Phạm Ngọc Ẩn - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam - cho biết hội đồng kỷ luật của bệnh viện chưa thể họp xem xét kỷ luật kíp trực và từng cá nhân vi phạm chuyên môn trong vụ việc này. Nguyên nhân do ban giám đốc nhận thấy đơn giải trình không rõ ràng, chưa nêu rõ trách nhiệm chuyên môn trong việc chẩn đoán, nhận định không đúng về tình trạng sức khỏe cháu bé.

Những người liên quan của kíp trực ngày 4/8 gồm: Trưởng kíp trực Nguyễn Văn Sách (bác sĩ chuyên khoa 1), BS Lê Hùng Nhật, điều dưỡng Hằng và nữ hộ sinh Ái, Cơ.
Ông Ẩn nhấn mạnh, ban giám đốc cũng yêu cầu từng cá nhân kíp trực ngày 4/8 phải viết lại giải trình rõ ràng, khách quan, nêu rõ trách nhiệm chuyên môn khi chẩn đoán sai về tình trạng sức khỏe cháu bé. Căn cứ vào đây, hội đồng sẽ họp đưa ra từng hình thức kỷ luật đối với từng cá nhân, kíp trực, đúng người, đúng tội. Ngoài ra, ông Ẩn cho biết thêm chiều nay Ban giám đốc bệnh viện sẽ họp với Sở Y tế Quảng Nam về vụ việc này theo yêu cầu của lãnh đạo sở.
Giám đốc BV Đa khoa Quảng Nam Phạm Ngọc Ẩn. Ảnh: NLĐO
Trước đó, trong đơn giải trình của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam với Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, đơn vị này đã thừa nhận sai sót của kíp trực trong việc đánh giá kết luận tử vong.
Báo cáo với Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, ông Ẩn cho biết qua nghiên cứu hồ sơ và các thông tin báo chí, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam nhận thấy: Phiên trực đã không đánh giá đúng tình trạng của trẻ sơ sinh và chưa làm tốt quy chế người bệnh tử vong. Trước mắt, bệnh viện đã cử đoàn bác sĩ đến thăm hỏi và phối hợp với Bệnh viện Nhi Quảng Nam để tiếp tục điều trị cho bé.
Theo đó, vào 17 giờ 30 ngày 4/8, sản phụ Lữ Thị Lâm Quy (trú thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) nhập viện khoa sản được chẩn đoán sẩy thai khoảng 22 - 23 tuần tuổi (chưa kịp làm siêu âm) trên đường đến bệnh viện.

Bé sơ sinh nặng 700 g, da trắng bệch, có cơn ngưng thở kéo dài, nhịp tim thấp 70 chu kỳ/phút. Phiên trực đã tích cực hồi sức nhưng tình trạng của bé không cải thiện. Cho rằng bé đã tử vong, kíp trực trên đã thông báo, giải thích cho người nhà mang trẻ về lúc 18 giờ 40 trong tình trạng ngưng thở, ngưng tim.
 
Tuy nhiên, sau khi mang về nhà chuẩn bị chôn, gia đình thấy bé có cử động, thở yếu nên xin nhập viện Bệnh viện Nhi Quảng Nam điều trị.

Nhật: Nắng nóng kỷ lục, 9 người thiệt mạng


Nht Nng nng k lc 9 ngi thit mng

Nhật: Nắng nóng kỷ lục, 9 người thiệt mạng

Đợt nắng nóng kỷ lục ở Nhật Bản trong những ngày qua khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn và ít nhất 9 người đã thiệt mạng.
Nắng nóng kéo dài đã khiến nhiệt độ ở Nhật Bản tăng vọt lên mức kỷ lục tới 41 độ C khiến ít nhất 9 người thiệt mạng vì bị đột quỵ trong 2 ngày cuối tuần.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản vừa ban bố cảnh báo nắng nóng đối với 38/47 tỉnh thành ở nước này và đề nghị người dân sử dụng điều hòa và tránh không để bị mất nước.
Nhật Bản đã phải ban bố cảnh báo về nắng nóng
Một đợt nắng nóng khủng khiếp hồi tháng trước cũng đã khiến ít nhất hàng chục người Nhật Bản thiệt mạng.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết nhiệt độ cao kỷ lục của Nhật Bản được ghi nhận hôm thứ Hai vào hồi 1h42 phút chiều ở thành phố ven biển Shimanto trên đảo Shikokyu là 41 độ C.
Nhiệt độ đã vượt mức 40 độ C trong 3 ngày liên tiếp trên các vùng ở Nhật Bản khi khối không khí nóng Thái Bình Dương bao phủ phần lớn đất nước này.
Người dân đổ xô đến các bãi biển tránh nóng
Giá điện tăng vọt kể từ khi Nhật Bản đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân sau thảm họa Fukushima đã buộc thủ đô Tokyo phải quay sang sử dụng nguồn năng lượng dầu mỏ đắt đỏ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân chống chọi với nắng nóng.
Người dân Nhật Bản đã phải tìm mọi cách có thể để có thể vượt qua đợt nóng kỷ lục này. Anh Takenori Omori, một kỹ sư máy tính cho biết: “Tôi dùng một chất khử mùi đặc biệt. Khi bôi nó lên người, bạn sẽ cảm thấy mát lạnh tức thì. Nó được bán khắp mọi nơi ở Nhật Bản.”
Các bể bơi ở Tokyo không còn chỗ trống
Còn cô Aya Kida thì nói rằng sẽ không tìm cách tiết kiệm điện nữa, mặc dù người dân được chính phủ khuyến khích hạn chế sử dụng điện sau thảm họa động đất sóng thần ở Fukushima buộc Nhật Bản phải đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Cô nói: “Nóng quá, chúng tôi phải bật điều hòa suốt ngày suốt đêm ở trong nhà.”

Nhiệt độ về đêm ở Tokyo chỉ giảm xuống ở mức 30,4 độ C, mức cao nhất trong lịch sử 136 năm ở Nhật Bản. Cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo nắng nóng sẽ còn kéo dài khoảng một tuần nữa mới kết thúc.

Hòa nhập tức thì "người rừng" sẽ sốc

Ha nhp tc th ngi rng s sc

Hòa nhập tức thì "người rừng" sẽ sốc

“Xét về góc độ tâm lý, khi người ta sống quá lâu trong môi trường hoang dã, ngôn ngữ không có, tư duy sẽ khác hẳn, thậm chí không hình thành trên não bộ...”, PGS.TS Trương Thị Khánh Hà nhấn mạnh.
Nên để họ sống trong môi trường cũ
Việc cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh (81 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi) ở Tây Trà, Quảng Ngãi đòi được trở lại rừng sau khi được chính quyền địa phương cùng người thân đón về cộng đồng ít ngày đang gây sự chú ý của dư luận.

Trao đổi với PV Báo điện tử Infonet chiều 12/8 về vấn đề này,  PGS. TS Trương Thị Khánh Hà, Chủ nhiệm khoa Tâm Lý học, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng đây là hiện tượng rất hiếm gặp.

Bà Hà cho biết: Đối với hai cha con “người rừng” thì việc thích ứng với cuộc sống hiện đại, môi trường mới đối với người con sẽ rất khó khăn, vì người con hầu như trưởng thành ở trong rừng suốt 40 năm qua.
Anh Hồ Văn Lang (41 tuổi) đã ở trong rừng suốt 40 năm.
“Theo tôi, nên để cho họ được sống trong môi trường cũ, vì họ đã khá quen thuộc với môi trường này, tuy nhiên cần tạo cơ hội cho họ bằng cách giúp họ có một nhà chòi ở trên cây tốt hơn, kiên cố hơn, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống đỡ vất vả và thỉnh thoảng người thân đến thăm hỏi, chăm sóc. Ngoài ra, cần có biện pháp bảo vệ họ một cách nhất định, cấp cho họ thêm  quần áo, đồ ăn, có bác sỹ đến thăm khám và các nhà khoa học cũng có thể đến vừa giao lưu, vừa để nghiên cứu nữa, vì đây cũng là một hiện tượng rất hiếm gặp”, bà Hà nêu quan điểm.

Bà Hà cho biết, trên thế giới cũng đã có nhiều trường hợp trẻ em bị lạc ở trong rừng, trong sách vở cũng đã đề cập rất nhiều, tuy nhiên, trường hợp cha con “người rừng” ở Quảng Ngãi đã sống trong rừng suốt 40 năm rồi, đây quả là quãng thời gian khá dài nên không phải một sớm một chiều có thể hòa nhập được ngay với cộng đồng mà cần có thời gian để thích ứng dần.

Theo bà Hà, môi trường sống hiện tại là rất bình thường đối với mỗi người trong chúng ta, nhưng lại không bình thường với cha con ông Hồ Văn Thanh. Bởi suốt 40 năm họ gắn bó với rừng, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, ngay cả tiếng dân tộc Cor của họ còn nói chưa sõi nên sự hòa nhập tức thì sẽ gây sốc đối với họ.

Chúng ta có thể đưa họ về dần với cộng đồng qua những đợt về thăm quê, để cha con họ khám phá thêm cuộc sống của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, về lâu dài nếu như các nhà tâm lý và các nhà khoa học đến tìm hiểu quan sát, nghiên cứu thấy họ tha thiết, mong muốn được quay về chốn cũ, thì cũng nên tôn trọng ý kiến của họ. Ngay cả việc người thân của cha con “người rừng” mong muốn gia đình được đoàn tụ, nhưng họ không hiểu được về cơ chế tâm lý và yếu tố tác động của hai cha con “người rừng”. Một khi cảm xúc và tâm trạng của hai cha con “người rừng” không thoải mái sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí họ sẽ suy sụp dẫn đến điều gì đó bất bình thường.

“Qua báo chí tôi cũng biết khi thấy trời mưa thì người con là anh Hồ Văn Lang (41 tuổi) theo bản năng đã cởi quần áo để đứng tắm mưa một cách thích thú, điều đó cũng thể hiện phần nào cuộc sống hoang dã suốt 40 năm qua đối với hai cha con họ”, bà Hà phân tích.

Bà Hà đưa vấn đề, nếu hai xã hội tương đồng nhau thì rất dễ hòa nhập, ví như từ nông thôn ra thành thị, thành thị về nông thôn, nhưng ở trường hợp này môi trường sống khác nhau quá nhiều thì sẽ rất khó cho họ. Cũng giống như ông bà mình ra thành phố không quen, muốn trở lại quê thì chúng ta cũng phải tôn trọng để cho họ về quê.

Cần có thời gian để thích ứng

Theo bà Hà, trong hai cha con “người rừng” thì ông bố có thể thích nghi với môi trường mới, nhưng đối với người con thì không thể, vì đứa con vào rừng từ lúc 1 tuổi và đã ở trong rừng quá lâu, suốt 40 năm, cho nên người con rất khó khăn để thích nghi. Trường hợp nếu đưa người con trở về thì phải có những chuyên gia đặc biệt để thường xuyên quan sát, theo dõi chăm sóc, chứ không thể ép họ quen ngay với môi trường, cuộc sống mới.

“Có thể qua những hành vi như thấy trời mưa tức thì người con cởi bỏ hết quần áo đang mặc trên người để đứng tắm mưa, đó là hành động khác biệt của họ, tạo cho mọi người thấy anh ấy như một người tâm thần hay điên chẳng hạn, vì sống trong môi trường rừng rú lâu như vậy cho nên chất hiện đại, chất người, xã hội trong họ rất ít, và sẽ rất khó khăn để thích ứng”, bà Hà phân tích.

Hai cha con "người rừng", ông Hồ Văn Thanh (81 tuổi) và con trai Hồ Văn Lang (41 tuổi).
Ở trên thế giới cũng đã có nhiều trường hợp đưa người rừng về với cuộc sống hiện đại, dạy cho họ cách thích ứng với môi trường mới, của xã hội loài người, nhưng cũng chỉ mấy năm sau họ lại không thể thích ứng được, tạo ra khó khăn đối với người thân và chính quyền.

Việc hai cha con “người rừng” ở Quảng Ngãi sống suốt 40 năm ở trong rừng, tự cung tự cấp là hiện tượng rất đặc biệt, cho nên sẽ có nhiều dữ liệu tốt cho việc nghiên cứu khoa học. Các tổ chức, nhà khoa học nên đầu tư nghiên cứu về văn hóa và nhân sinh học, tâm lý học để có kết luận chính xác về hiện tượng này.

“Xét về góc độ tâm lý, khi người ta sống quá lâu trong môi trường hoang dã, ngôn ngữ cũng không có, tư duy sẽ khác hẳn thậm chí không hình thành trên não bộ, các trung tâm thích ứng với môi trường tự nhiên phát triển rất mạnh và họ giỏi về vấn đề ấy, nhưng những trung khu thích ứng với xã hội hiện đại của họ đã bị teo dần”, bà Hà nhấn mạnh. 

Bà Hà ví dụ cụ thể, trung khu ngôn ngữ của họ đã teo dần, ngay cả việc thích ứng với những ký hiệu hiện đại như đèn xanh, đèn đỏ, bật ti vi, cho họ tiếp xúc làm quen với trải nghiệm mới cùng một lúc, họ sẽ không thích ứng được nhiều và sẽ rất mệt cho bộ não. Vì vậy, chính quyền và gia đình hãy tạo điều kiện cho hai cha con “người rừng” thích ứng dần với cuộc sống hiện đại để họ có thời gian hòa nhập một cách tự nhiên.
TS. Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Trung tâm thông tin, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết: "Để hai cha con “người rừng” thích nghi được với cuộc sống hiện đại của cộng đồng, theo tôi nên chuyển chỗ ở của họ từ rừng sâu ra ở khu rừng gần khu dân cư hơn và làm cho họ một cái chòi chắc chắn, để họ vẫn được lao động sản xuất như trước đây, rồi người thân cũng như cộng đồng thường xuyên đến thăm hỏi, chuyện trò, hỗ trợ lương thực, thuốc men, đài radio để họ được thích nghi dần. Khi họ đã quen thì việc hòa nhập cộng đồng của cha con “người rừng” sẽ trở nên dễ dàng hơn, không phải gượng ép mà lúc đó họ sẽ tự hòa nhập".
 

Category

Most Reading

Tags